Usar la aplicación APKPure
Obtener Chinh phụ ngâm khúc versión histórica en Android
Canción principal sub-empapado
Chinh phụ ngâm (征婦吟 Lời than vãn của người phụ nữ có chồng đi đánh trận), còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc (征婦吟曲) là tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng và về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm, bản dịch thành công nhất và phổ biến nhất xưa nay, theo thể song thất lục bát, có độ dài 412 câu (theo bản in chữ Nôm cũ hiện còn, ký hiệu 1902:AB.26) hoặc 408 câu (một bản in khác lưu tại Thư viện Paris) có người cho là Đoàn Thị Điểm (1705-1748), có người cho là của Phan Huy Ích (1751-1822).
Chinh phụ ngâm ra đời trong bối cảnh phong trào nông dân khởi nghĩa chống triều đình phong kiến nửa đầu thế kỷ 18 đang dâng lên mạnh mẽ, đã trở thành tiếng nói đề cập đến cuộc chiến tranh phi nghĩa do nhà nước phong kiến Lê-Trịnh phát động lúc bấy giờ nhằm đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. Nhà thơ đã nhìn nhận và tố cáo chiến tranh từ hai phía: từ phía người chinh phu, chiến tranh mang bộ mặt chết chóc, tàn lụi; từ phía người chinh phụ ở nhà, chiến tranh là cô đơn, sầu muộn, từ đó khẳng định sự phi nghĩa của chiến tranh đối với cuộc sống bình thường giản dị của con người. Hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc của tuổi trẻ được tác giả đề cập không chỉ trên phương diện tinh thần, mà ít nhiều mang màu sắc một sự khát khao mãnh liệt được gần gũi, được ân ái, trong sự đối lập với lý tưởng công danh của chế độ phong kiến thậm chí đối lập với cả những quan niệm thông thường về "quả phúc" của nhà Phật, thể hiện một giá trị nhân đạo sâu sắc. Tuy vậy, tính chất của chiến tranh chưa được tác giả ý thức rõ rệt, do đó, ở đoạn đầu khúc ngâm hình ảnh người chinh phu lúc ra đi còn mang tính lý tưởng hóa, và cuối khúc ngâm, còn là hình ảnh, dù chỉ là trong tưởng tượng với những sắc màu ảo tưởng, về sự tái hồi trong vinh quang của người chồng.
Về nghệ thuật, cả nguyên tác và bản dịch lưu hành phổ biến hiện nay đều có những thành tựu đặc biệt xuất sắc. Bút pháp ước lệ tượng trưng được nâng tầm khi Đặng Trần Côn đã chắt lọc từ kho tàng văn thơ chữ Hán cổ ra những câu phù hợp nhất với ý tứ của mình và dụng công sắp xếp thành kết cấu hoàn chỉnh, như một sáng tạo mới mẻ. Thể thơ trường đoản cú được Đặng Trần Côn sử dụng giàu nhạc tính, tiết tấu biến hóa sinh động tùy yêu cầu của nội dung. Bản dịch hiện hành Chinh phụ ngâm (của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích) cho thấy dịch giả biết phát huy những ưu điểm vốn có của nguyên tác, và gạn lọc cả những thành tựu của các bản dịch trước đó, sử dụng ưu thế của thể thơ song thất lục bát, đã vươn tới một sáng tạo tài tình bằng ngôn ngữ trong sáng hiện đại, kết cấu thanh vận khéo léo, láy âm điệp chữ tinh tế, gieo vào lòng độc giả âm hưởng xao xuyến vừa quen thuộc vừa đa dạng, và hầu như lúc nào cũng gây được hiệu quả thẩm mỹ.
-------------------------
văn học, trung đại, việt nam, chinh phụ, ngâm khúc, song thất lục bát, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, van hoc, trung dai, viet nam, chinh phu, ngam khuc, song that luc bat, Doan Thi Diem, Dang Tran Con.
Last updated on 14/09/2018
Sửa lỗi.
Presentado por
Chiko Rendra Hermawan
Requisitos
Android 4.0.3+
Categoría
Reportar
Chinh phụ ngâm khúc
1.1 by VNS-Team
14/09/2018